Sơn Epoxy chịu nhiệt đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực thi công trong cuộc sống hiện nay. Vậy bạn đã biết những thông tin về dòng sơn Epoxy này chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Đại Gia Vinh để biết thêm những đặc điểm và quy trình thi công của loại sơn đặc biệt này nhé!
Sơn epoxy chịu nhiệt là gì
Sơn epoxy chịu nhiệt là một loại sơn có thể chịu được môi trường ở nhiệt độ cao. Thường được sử dụng cho bề mặt sắt, kẽm và kim loại để ngăn không cho bề mặt kim loại bị rỉ sét và ăn mòn do các tác động bên ngoài.
Mỗi loại sơn epoxy chịu nhiệt có thể chịu được mức nhiệt độ khác nhau và sơn chịu nhiệt thì phải sơn hoặc phun trực tiếp lên bề mặt bằng máy phun. Trong đó, trên thị trường hiện nay phổ biến một số sản phẩm sơn epoxy chịu nhiệt có khả năng chịu được các mức nhiệt độ từ 1000, 900, 600, 500 độ C. Chính vì thế mà quy định rõ ràng việc sử dụng sơn epoxy phải đúng mục đích và phù hợp với nhiệt độ cho phép để có thể khai thác được hết các tính năng sẵn có của mỗi loại sơn.
Sơn epoxy có rất nhiều loại màu sắc khác nhau và được in trên bảng màu của từng hãng sản xuất. Màu sản phẩm được dùng phổ biến nhất trong thời gian hiện nay chính là màu bạc, xanh dương, màu nhôm và đen. Ngoài ra còn có một số thiết bị sử dụng các màu như màu đồng, màu đỏ hoặc màu vàng.
Ứng dụng của sơn Epoxy chịu nhiệt
Thường thì sơn chịu nhiệt Epoxy được sử dụng vào các trường hợp như sau
- Các loại lò nung đốt.
- Sử dụng cho các loại động cơ máy phát điện, bô xe máy, ống xả xe, kiềng bếp ga.
- Sử dụng ở các loại nồi hơi, nồi cô đặc…
- Sử dụng trong các công trình dân dụng, công nghiệp, mái tôn, khung cửa sắt thép hoặc những khu vực chống nóng cũng được đưa sơn chịu nhiệt vào sử dụng.
- Đường ống để dẫn xăng dầu, thùng chứa, hệ thống dây chuyển sấy công nghiệp, dung môi hữu cơ, đường dẫn khí và các khí thải công nghiệp.
- Một số loại máy móc phát sinh ra điện trong quá trình làm việc.
Ngoài ra còn rất nhiều các vật dụng thiết bị khác nữa cần sử dụng đến sơn chịu nhiệt bởi nhờ có loại sơn này mà độ bền của thiết bị cao hơn rất nhiều, đảm bảo độ an toàn trong quá trình lao động.
Đọc thêm: Bảng báo giá sơn Epoxy nền nhà xưởng giá rẻ chi tiết mới nhất
Ưu điểm của sơn epoxy chịu nhiệt
Các điểm mạnh căn bản của dòng sơn Epoxy chịu nhiệt như sau:
- Rất dễ dàng sử dụng.
- Độ bám dính cao.
- Lớp sơn khó phai màu, bền vững theo thời gian.
- Khả năng chống thấm nước, hóa chất và dầu rất tốt.
- Màng sơn cứng có khả năng chống chịu được sự mài mòn tốt.
- Có thể chịu được mức nhiệt độ cao lên đến 1000 độ C.
Những tính năng của sơn epoxy chịu nhiệt
Sơn epoxy chịu nhiệt có khả năng chống trơn trượt và chống thấm cực tốt.
- Giúp mang đến cho sàn nhà độ bền đẹp và sáng bóng.
- Do màng sơn cứng nên có khả năng chịu được lực ma sát và độ mài mòn cao.
- Dễ dàng cho việc vệ sinh, làm sạch để sản phẩm không bị rêu mốc
- Có khả năng tĩnh điện tốt, hiệu quả.
- Nhiều màu sắc và giữ được màu sơn bền lâu hơn.
- Tiết kiệm được chi phí tối đa và quy trình thi công cũng ngắn gọn.
- Sơn epoxy chịu nhiệt được sử dụng để phủ lên trên các bề mặt kim loại giúp cho bề mặt được sơn không bị ăn mòn bởi nhiệt độ hay tác động từ con người hoặc thiên nhiên gây nên hiện tượng rỉ sét.
- Có thể chịu được mức nhiệt độ cao lên đến 1000 độ C.
Quy trình thi công sơn epoxy chịu nhiệt
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt trước trước khi thi công phải đảm bảo độ khô và cần được vệ sinh hết bụi bẩn, dầu mỡ, cát sỏi bám trên bề mặt công trình. Sau đó bạn cần chà nhám bề mặt và rửa lại bằng nước sạch, tốt nhất là nên dùng súng phun cát, sau đó cần lau sạch bằng các loại dung môi như Xylen, Toluen …
Bước 2: Thi công sơn Epoxy chịu nhiệt
Bạn dùng súng phun đều lên bề mặt kim loại một lớp sơn đầu tiên với độ dày tối đa không quá 0,35 mm. Nếu phun dày hơn thì màng sơn có thể bị phồng rộp do sự bay hơi của dung môi gây nên.
Sau đó yêu cầu sơn từ 1 – 2 lớp mỗi lớp cách nhau từ 1 giờ, định mức khoảng 3 – 4 m2/kg (cho 1 lớp), tùy bề mặt vật liệu.
Bước 3: Nghiệm thu quá trình sơn
Sơn sau 10-12 giờ thi công thì bề mặt khô cứng, khô hoàn toàn sau khoảng 72 giờ thì nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Sau quá trình sơn xong vệ sinh dụng cụ bằng dung môi Xylen, Toluen rồi rửa bình thường lại với nước sạch.
Lưu ý: Bảo quản sơn ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tuyệt đối tránh xa lửa hoặc ánh nắng trực tiếp. Đậy kín nếu kỹ khi dùng chưa hết, sơn nếu đã pha trộn với chất đông rắn cần phải sử dụng trong thời gian quy định.
Bài viết của chúng tôi đã giới thiệu đến bạn về ưu điểm và tính ứng dụng của dòng sơn Epoxy chịu nhiệt – một giải pháp tuyệt vời giúp hạn chế rỉ sét ở những môi trường nhiệt độ cao. Để mua được sơn Epoxy chịu nhiệt chuẩn chính hãng phù hợp với nhu cầu và giá thành thì hãy liên hệ với Đại Gia Vinh nhé!
Đọc thêm: Sơn nền bê tông Epoxy | Quy trình thi công sơn sàn bê tông chuẩn